Kinh doanh quán cafe luôn là công việc đầy hấp dẫn, bởi nó là sự kết hợp giữa đam mê cafe của bản thân và sở thích kinh doanh. Tuy nhiên, đây lại được coi là ngành cạnh tranh khốc liệt nhất hiện nay. Nhiều quán cafe gặt hái được nhiều thành công nhưng bên cạnh đó cũng có không ít những quán cafe gặp thất bại. Bởi vậy khi bước vào ngành này, việc lập cho mình một bản kế hoạch kinh doanh thật tỉ mỉ, chi tiết luôn là điều không thể thiếu.
Các bước lập kế hoạch kinh doanh quán cafe
Bước 1: Học hỏi các kiến thức, kinh nghiệm mở quán cafe
Trước khi bắt đầu bắt tay vào kinh doanh bất cứ sản phẩm, dịch vụ nào bạn cũng phải tự đặt ra câu hỏi:, bạn đã hiểu sâu về lĩnh vực chưa ?, Bạn đã tìm hiểu nhu cầu thị trường chưa?, Bạn đã đặt mình vào vị trí khách hàng chưa?,…Chính vì thế, nếu kinh doanh quán cafe bạn cần phải đặt ra những câu hỏi như vậy và tự trả lời nó, câu trả lời của càng chi tiết, sâu sắc thì từ đó kế hoạch kinh doanh của bạn mới được gọi là hoàn hảo, mới phục vụ được khách hàng tốt nhất. Đây được coi là bước quan trọng nhất trong các bước mở quán cafe.
Việc đầu tiên bạn nên đưa vào kế hoạch kinh doanh quán cafe của mình chính là học những kiến thức bạn cần học. Đặc điểm của từng loại giống cafe, khu vực nào trồng cafe có chất lượng cao nhất, loại cafe nào phù hợp với phong vị của người Việt, hay kiểu ly nào và công thức phù hợp với người Việt Nam nhất,…Nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia để có quyết định đúng đắn nhất. Bạn nên có một bản kế hoạch kinh doanh quán cafe chi tiết để nắm rõ các việc cần làm nhé!
Khi đã có kiến thức và niềm đam mê với cafe, bạn sẽ tự tin hơn nhiều. Từ đó có thể sáng tạo ra nhiều hương vị cafe đặc trưng của riêng mình. Từ đó lên kế hoạch mở quán cafe cụ thể và truyền lại những bí kíp đó cho nhân viên để có thể đưa đến khách hàng những ly cafe đặc trưng, thơm ngon đến khách hàng. Những bước đầu cho việc kinh doanh có hoàn hảo, trôi chảy sẽ là tiền đề cho sự thành công của quán sau này.
Bước 2: Xác định thị trường, khách hàng tiềm năng và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Việc kinh doanh quán cafe của bạn có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào những cứu thị trường trước khi bắt đầu kinh doanh. Nếu bạn bỏ qua bước này, bạn có thể sẽ thua cuộc ngay từ khi mới bắt đầu kinh doanh.
Nghiên cứu thị trường: bạn nên tìm hiểu về mật độ dân số, thu nhập trung bình, xu hướng tiêu dùng,…trên thị trường khu vực bạn muốn mở quán cafe. Từ đó xác định được tệp khách hàng tiềm năng mà quán hướng đến là học sinh, sinh viên; nhân viên văn phòng; doanh nhân,…và từ đó cũng xác định được phong cách thiết kế theo đối tượng mà mình hướng tới.
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: việc này vô cùng quan trọng, bạn cần phải biết khu vực kinh doanh của mình có mật độ các quán cafe khác có nhiều hay không, việc kinh doanh của họ như thế nào, họ thu hút khách hàng bằng cách nào, ưu nhược điểm quán cafe của họ là gì?…để từ đó quyết định có nên xây dựng quán cafe tại địa điểm này không ngoài ra rút ra thêm kinh nghiệm cho việc kinh doanh quán cafe của bản thân tránh mắc sai lầm như họ, và cải tiến những cái họ chưa có hoặc làm chưa tốt trong việc lên kế hoạch mở quán cafe.
Bước 3: Xác định nguồn vốn đầu tư cho quán cafe.
Việc bắt đầu kinh doanh quán cafe bao giờ cũng cần một số vốn khá lớn. Bạn cần huy động mọi nguồn vốn, tiết kiệm bản thân, đi vay, huy động đầu tư,… bạn cần cân nhắc kỹ càng vì vốn sẽ quyết định quy mô quán cafe, rồi thuê mặt bằng, thiết kế website, thuê nhân viên, mua nguyên liệu, trang trí quán cafe của bạn,…
Nếu bạn đi vay, bạn cần cân nhắc lãi suất cho vay của ngân hàng, bạn phải dự trù lượng tiền bạn phải trả hàng tháng. Đối với việc huy động đầu tư bạn cần có một bản kế hoạch kinh doanh quán cafe thật chi tiết, tỉ mỉ để chứng minh kế hoạch của mình là khả thi và mang lại lợi nhuận cao. Có như thế bạn mới có thể kêu gọi được vốn đầu tư từ những nhà đầu tư tiềm năng.
Chi phí để mở quán cà phê bao gồm 2 loại chính đó là:
- Chi phí cố định: Chi phí cho mặt bằng, chi phí thi công, trang trí quán, chi phí cho vật dụng, đồ dùng trong quán,…
- Chi phí duy trì: tiền thuê nhân công, tiền nguyên liệu, tiền điện nước, tiền pháp lý, tiền chi cho quảng cáo, khuyến mại…
Khi bắt đầu kinh doanh bạn cũng nên dự trù thêm chi phí cho quán cafe của mình, luôn có trong ngân sách một khoản tiền cho 3 tháng đầu, vì thời gian đầu có thể quán ít khách và chưa có lãi ngay thậm chí lỗ. Bạn cần dự trù ngân sách dôi ra để quán có thể trụ vững trong những tháng đầu.
Bước 4: Lên ý tưởng và phong cách thiết kế quán cafe
Việc lên ý tưởng và phong cách của quán là rất quan trọng, bởi vì nó sẽ quyết định nguồn khách hàng mà quán hướng tới. Do vậy, các bạn nên hình thành cho mình ý tưởng và phong cách riêng của quán hoặc từ đối tượng khách hàng hướng tới thì đưa ra được ý tưởng.
Khi đã có khách hàng mục tiêu và ngân sách dự kiến, bạn sẽ cần xác định cần trang trí quán cafe của mình theo phong cách nào để thu hút được khách hàng. Tùy theo phong cách mà bạn lựa chọn, hãy Thiết kế quán cafe của bạn theo concept hài hòa, ấn tượng tránh trang trí quán quá rối mắt mà không được sự thu hút đến khách hàng.
Một số các phong cách thiết kế quán cafe bạn có thể:
- Thiết kế quán cafe theo phong cách hiện đại – Modern Style
- Thiết kế quán cafe phong cách Bắc Âu – Scandinavian Style
- Thiết kế quán cafe phong cách Đông Dương – Indochine Style
- Thiết kế quán cafe phong cách Nhiệt đới – Tropical Style
- Thiết kế quán cafe phong cách Công nghiệp – Industrial Style
- Thiết kế quán cafe theo phong cách Vintage
- Thiết kế quán cafe phong cách Retro
- Thiết kế quán cafe phong cách Mid-Century
- Thiết kế quán cafe phong cách Bohemian
- Thiết kế quán cafe phong cách Rustic
- Thiết kế quán cafe phong cách Shabby Chic
- Thiết kế quán cafe phong cách Coastal
- Thiết kế quán cafe phong cách sân vườn
>> Tìm hiểu thêm về một số phong cách thiết quán cafe.
Đặc biệt, khi thiết kế phong cách cho quán cafe bạn cũng nên lưu tâm đến việc đặt tên và thiết kế bảng hiệu tên cho quán. Tên quán cần dễ nhớ, dễ đọc, gây được ấn tượng mạnh với khách hàng. Biển hiệu quán cần độc đáo, phối hợp hài hòa với không gian quán có thể xây dựng thành địa điểm check in độc đáo để thu hút khách hàng.
Bước 5: Lựa chọn mặt bằng, thuê địa điểm mở quán
Kế hoạch kinh doanh quán cafe của bạn có thành công hay không ⅓ phụ thuộc vào địa điểm đẹp. Khi có ý tưởng và phong cách phù hợp cho quán bạn nên chú ý tìm địa điểm sao cho phù hợp. Nếu bạn chủ quan không cân nhắc kỹ tìm được địa điểm xấu, hoặc không phù hợp với phong cách quán bạn có thể thất bại.
Bạn nên chọn những địa điểm có mật độ dân số cao, gần một ngã tư, một trung tâm mua sắm, các cơ quan làm việc hoặc khu vực có đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn nhắm đến…hay cũng có thể tìm những địa điểm có view thật đẹp, ấn tượng kích thích được sự tò mò của khách hàng tùy theo đối tượng mục tiêu mà bạn đang hướng tới.
Nếu là khách hàng công sở, tất nhiên bạn nên chọn những địa điểm tập trung nhiều công ty, văn phòng; nếu bạn tập trung vào các khách hàng là học sinh, sinh viên bạn nên chọn địa điểm gần các trường đại học cao đẳng,….
Việc chọn địa điểm để kinh doanh quán cafe là quá trình lâu dài, bạn phải tốn khá nhiều thời gian và công sức. Bạn nên cẩn thận xem xét kỹ lưỡng trong bước này, hãy “ngắm” một vài chỗ rồi theo dõi xem lượng người qua lại có đông không, họ có nhu cầu nghỉ ngơi, uống cafe, có view đẹp để khách ngắm hay không, có chỗ đỗ xe thuận tiện hay không,…
Bước 6: Hoàn tất các thủ tục pháp lý
Sau khi đã hoàn thành tất cả các bước chuẩn bị trên, bước tiếp theo bạn cần làm là giúp công việc kinh doanh của bạn trở nên hợp pháp. Để quán có thể hoạt động như kế hoạch đã định, bạn phải tới phường, xã nơi bạn định mở để hoàn tất các thủ tục pháp lý, đó là xin giấy phép kinh doanh. Quán cafe bình dân đóng thuế theo hình thức Hộ kinh doanh cá thể.
Thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật:
- Hộ kinh doanh đăng ký hoạt động theo ngành nghề: Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống.
- Công ty đăng ký hoạt động theo ngành nghề kinh doanh: Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động; Dịch vụ cung cấp đồ uống.
- Công ty vốn nước ngoài đăng ký mục tiêu dự án: Dịch vụ cung cấp đồ ăn, đồ uống.
Hoàn thiện các giấy tờ pháp lý cần thiết theo quy định:
+ Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh nhà hàng
+ Hoàn thành thủ tục về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Hay thường gọi là giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm) trước khi kinh doanh
- Đối với hộ kinh doanh cá thể thẩm quyền cấp phép thuộc UBND quận, huyện.
- Đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể kinh doanh nhà hàng có quy mô trên 200 suất ăn thì giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do chi cục an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố cấp.
+ Hoàn thành thủ tục xin giấy phép con về bia rượu, thuốc lá nếu có kinh doanh thêm các mặt hàng này.
Bước 7: Tìm kiếm nhà cung cấp
Đây cũng là một phần quan trọng khi bạn bắt đầu kinh doanh quán cafe. Bạn cần có nguồn nguyên liệu, vật dụng, máy móc để phục vụ cho quán trong quá trình kinh doanh.
Bạn có thể tham khảo tại nhiều địa điểm cung cấp khác nhau, và hãy lựa chọn các nhà cung cấp mà họ có thể tạo ra tính riêng biệt cho bạn. Ví dụ như tạo ra những chiếc cốc chỉ riêng cửa hàng của bạn có. Tìm được nhà cung cấp tốt là việc đầu tiên bạn phải đưa ra khi lập kế hoạch kinh doanh quán cafe.
Việc tìm được nhà cung cấp với giá cả phải chăng sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho sự khởi đầu của quán cafe. Nó sẽ giúp bạn có những đồ uống giá thành thấp, tăng sức cạnh tranh hơn, đồng nghĩa tối ưu hóa lợi nhuận. Đặc biệt, hãy nhớ nói không với nhà cung cấp thiếu uy tín.
Bước 8: Mua sắm nội thất và máy móc, dụng cụ
Sau khi đã có được nguồn tài chính và nhà cung cấp chất lượng, giá tốt và ổn định phù hợp bạn nên lên danh sách những vật dụng, máy móc cần sắm sửa cho quán. Việc này sẽ giúp bạn tránh mua phải những vật dụng không thực sự hữu ích cho quá trình kinh doanh quán cafe của bạn.
Danh mục cần thiết khi mở quán cafe có thể kể đến như: tủ lạnh, lò vi sóng, bếp, nồi nấu, dụng cụ pha chế đồ, ly/ cốc, máy sinh tố, máy ép, bàn ghế, quầy bar, máy tính tiền, đồ trang trí, wifi,…
Bước 9: Thuê nhân viên và đào tạo
Khi mới bắt đầu kinh doanh quán cafe số lượng khách ban đầu có thể chưa đông chính vì vậy thời điểm này bạn không cần thiết phải thuê nhiều nhân viên. Chỉ cần 3 người, một người pha chế, một phục vụ, một nhân viên bảo vệ là đủ. Sau này khi quán đông khách hoặc quy mô mở rộng hơn thì sẽ bổ sung sau. Khi lập kế hoạch kinh doanh quán cafe bạn phải tính kỹ khâu này nhé.
Một gợi ý cho bạn có thể thuê nhân viên đang là sinh viên từ các trường đại học, vì chi phí trả cho nhân viên là sinh viên không quá lớn, nhóm tuổi này nhanh nhẹn, dễ tiếp thu những cái mới.
Đặc biệt bạn nên lưu tâm đến vị trí nhân viên pha chế bởi đồ uống có ngon chất lượng thì khách hàng mới tiếp tục đến với quán. có thể ví von nhân viên pha chế như linh hồn của quán. Vì vậy, bạn phải chọn được những người có kỹ năng, sành về cafe, luôn sáng tạo trong pha chế cho vị trí này.
Bước 10: Lập menu và định giá hợp lý
Khi quán đã xong những bước đi đầu tiên, bạn cần tiến hành xây dựng menu cho quán. Quán bạn có bao nhiêu loại cafe, bao nhiêu thức uống, món ăn khác, hãy lập thành một menu sao cho khách dễ hình dung nhất. Bạn nên tạo cho mình được một hương vị đặc biệt, khác biệt với các quán cafe khác. Lập cho quán một menu chi tiết, đầy đủ, ấn tượng sẽ để lại ấn tượng tốt với khách hàng.
Và có một quy chuẩn khá hay dành cho những ai đang định khởi nghiệp mở quán cafe là: “Nếu tất cả mọi người đều phàn nàn về giá cả, tức là nó quá cao. Nếu chẳng ai phàn nàn, tức là quả thấp. Còn khi chỉ có vài người kêu ca, tức là bạn đã định giá hoàn hảo”.
Bước 11: Xây dựng những chương trình Marketing cho quán của bạn
Để quán cafe của bạn được nhiều người biết đến việc có những chương trình marketing để thu hút khách hàng đến với quán. Bạn có thể cân nhắc truyền thông trên các kênh mạng xã hội, kênh này vừa nhanh chóng vừa không tốn quá nhiều chi phí; hoặc có thể treo những banner, áp phích nhưng phương pháp này sẽ tiếp cận được ít khách hàng hơn.
Đối với các quán cafe, bạn cũng có thể quảng bá, mở rộng hình ảnh và thương hiệu của quán với các nhiều ưu đãi giảm giá, các minigames sẽ thu hút được một lượng khách hàng nhất định.
Bước 12: Sử dụng phần mềm để quản lý quán cafe của bạn
Trong việc kinh doanh quán cafe của bạn, phần mềm hỗ trợ sẽ là cánh tay phải , nó giúp đỡ bạn rất nhiều trong việc quản lý nhà hàng, tránh thuê thêm nhiều nhân lực mới. Phần mềm quản lý sẽ giúp bạn phục vụ khách hàng nhanh và chuyên nghiệp hơn hạn chế tối đa nhầm lẫn order và người quản lý có thể dễ dàng bao quát nhà hàng.
- Lên order cho khách nhanh: Nhân viên phục vụ có thể xem sơ đồ bàn trực quan theo phòng, tầng để xếp bàn cho khách, lấy yêu cầu gọi đồ uống của khách ngay trên thiết bị cầm tay như điện thoại, tablet.
- Không sai sót, nhầm lẫn order: Phiếu gọi đồ từ nhân viên order sẽ chuyển thẳng đến quầy bar và pha chế.
- Thanh toán chính xác, nhanh chóng: Khi nhân viên phục vụ gửi yêu cầu thanh toán, hóa đơn sẽ được tự động chuyển sang danh sách chờ thanh toán giúp thu ngân dễ dàng biết bàn nào đang cần thanh toán để tính tiền cho khách.
- Xem báo cáo kinh doanh mọi lúc mọi nơi: Người quản lý có thể xem báo cáo về tình hình kinh doanh, bao quát hoạt động của quán qua ứng dụng bất cứ lúc nào.
Chiến lược kinh doanh quán cafe hiệu quả
Bên cạnh việc xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh quán cafe chi tiết, tỉ mỉ. Bạn cũng cần xác định chiến lược kinh doanh quán cafe sao cho hiệu quả. Sau đây là là một số những chiến lược giúp mang về doanh thu cho quán cafe của bạn.
Chiến lược chăm sóc khách hàng
Khách hàng là cơ sở cơ bản để quán tồn tại, chính vì vậy việc chăm sóc khách hàng tạo cho họ cảm giác thoải mái thư thả sẽ giữ chân họ bởi họ cũng chính là người tạo nên doanh thu cho quán. Chủ quán nên xây dựng một văn hóa riêng cho quán, đào tạo những nhân viên tuân theo, thực hiện đúng các tiêu chuẩn đối với khách hàng mà chủ quán đã đề ra.
Bên cạnh đó, thường xuyên xây dựng các chương trình khuyến mãi cho khách hàng mới, tri ân khách hàng cũ và tạo ra những món quà lưu niệm đặc trưng của quán để tặng cho khách hàng, đặc biệt những ngày lễ đặc biệt. Có thể gửi những tin nhắn chúc mừng sinh nhật hoặc tặng những phiếu giảm giá nhân ngày sinh nhật khách hàng. Vì những điều đó, họ sẽ nhớ đến sự tận tình, chu đáo và sẽ quay lại quán và có thể vô thức giới thiệu quán đến với bạn bè của họ.
Chiến lược tập trung vào sản phẩm
Chất lượng luôn là giá trị cốt lõi trong bất cứ ngành nghề kinh doanh nào. Đối với những quán cafe cũng không ngoại lệ, đặc biệt trong thời kỳ ngày nay dưới sự tác động của dịch bệnh Covid-19. Đặc điểm trong thời điểm hiện nay, các khách hàng thường lựa chọn mua hàng online thay vì đến trực tiếp quán vì sự tiện lợi và an toàn. Do đó, chủ quán cần đầu tư nhiều hơn vào chất lượng đồ uống, thức ăn. Bạn có thể sử dụng các cách sau:
- Cải thiện bao bì: Bao bì nên phù hợp với thị hiếu khách hàng trong từng giai đoạn. Ngoài ra, bao bì cốc cũng cần thể hiện đặc điểm nhãn hàng để người mua nhớ tới quán.
- Tạo thực đơn với đồ uống đặc biệt: Những món như cafe đá, cappuccino, latter,… là những đồ uống phổ biến, xuất hiện nhiều trên menu của các cửa hàng cafe. Do đó, bạn cần tạo sản phẩm mới của riêng mình, làm khách hàng ấn tượng và nhớ tới. Đừng quên đặt những cái tên thật “kêu” cho chúng nhé!
- Sử dụng nguyên liệu đặc biệt: Chủ cửa hàng nên tạo những mùi vị mới cho các đồ uống phổ thông, có thể kết hợp các hương vị mới để tạo ra sự khác biệt hóa đối với các quán khác.
Chiến lược sáng tạo không gian quán
Không gian quán cũng là nhân tố quan trọng trong việc thu hút khách hàng đến với quán. Đặc biệt đối với thế hệ trẻ ngày nay, họ tìm đến quán có thể chỉ vì không gian quán đẹp, độc lạ mà không quán cafe nào có. Chính vì vậy, tùy theo phong cách thiết kế quán cafe mà bạn đã dự định, hãy thiết kế cho mình một không gian quán cafe thật độc đáo, ấn tượng, sử dụng những vật dụng phù hợp với concept quán. Hơn nữa, bạn cũng nên chú ý đến yếu tố khí hậu và đưa ra phương án trang trí quán cafe một cách hợp lý. Ví dụ như với những quán cafe ở miền năm quanh năm nắng nóng việc trang trí thêm cho quán không gian xanh là điều tất yếu.
Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý đến chi phí quán cafe bỏ ra để trang trí không gian quán, bạn nên chú trọng quan tâm đến hai yếu tố trong quá trình thiết kế không gian quán, đó là giảm chi phí đầu tư và tối ưu trong việc thực hiện ý tưởng thiết kế. Để làm thỏa được hai yếu tố này, bạn có thể:
– Thực hiện rà soát lại các hạng mục chi phí cho quán cafe
– Chọn và mua vật dụng trang trí tại các khu chợ đồ cũ cũng là một giải pháp giúp bạn tiết kiệm được một khoản kha khá
– Ngoài ra, chủ quán cần phải nghiên cứu khách hàng từ trước để chọn lọc giá để mua vật dụng và định giá sản phẩm cho phù hợp với khách hàng mục tiêu
Mẫu kế hoạch kinh doanh quán cafe mà bạn có thể tham khảo:
Kế hoạch kinh doanh của quán cafe Cloud 229 Trích Sài
Thông tin chung về quán
- Loại hình: quán cafe thư giãn, không gian chung cho khách hàng vừa thư giãn, vừa thưởng thức cafe.
- Phong cách: theo phong cách hiện đại, nhẹ nhàng, sử dụng cây và tranh ảnh để trang trí.
- Tên quán: Cloud
- Địa điểm: 229 Trích Sài, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Phân tích khách hàng tiềm năng
Đối tượng khách hàng: Sinh viên và nhân viên văn phòng.
Đặc điểm khách hàng:
– Độ tuổi: 18 – 32 tuổi
– Đặc điểm mua sắm, tiêu dùng: Thường lựa chọn các quán có giá thành phải chăng.
– Nhu cầu: Tìm một quán cafe yên tĩnh để thư giãn sau làm việc.
– Địa điểm: Hà Nội, đặc biệt là quận Tây Hồ.
– Phương thức tiếp cận thông tin: Thường sử dụng các mạng xã hội hoặc báo điện tử.
Nghiên cứu thị trường
Dưới đây là những thông tin sơ bộ mà chủ cửa hàng cần nghiên cứu
- Tình trạng thị trường: Hiện tại còn hạn chế do dịch COVID-19 diễn ra. Sau khi dịch bệnh ổn định và mọi người quen với trạng thái bình thường mới thì thị trường sẽ có đà phát triển
- Xu hướng tiêu dùng: Mọi người chuyển sang mua hàng online. Nên đầu tư vào việc bán hàng trên website hoặc trang mạng điện tử. Đầu tư nhiều cho chất lượng đồ uống.
- Giá bán chung: Cafe thường có mức giá 30.000 đến 45.000 đồng/ cốc. Đối với các đồ uống đá xay mức giá giao động từ 40.000 – 60.000 đồng/ cốc.
Phân tích đối thủ
Trên thị trường cafe, bạn sẽ thường gặp hai đối thủ là những đối thủ chính và sản phẩm thay thế.
- Đối thủ chính: Các quán cafe trong phạm vi 5km và các quán có nhiều chuỗi lớn như: The Coffee House, Urban Station, Twitter Beans coffee,…
- Sản phẩm thay thế: gồm có các quán trà sữa như Ding tea, Bobapop, Sharetea,…
Sản phẩm và dịch vụ quán cung cấp
Menu gồm có 4 nhóm món chính là cafe, trà, đá xay và thức uống đặc biệt. Ngoài ra quán sẽ có thêm các món ăn vặt đi kèm như hạt hướng dương, bò khô và bánh ngọt. Riêng với những dịp lễ như Giáng Sinh, quán sẽ có thức uống đặc biệt.
Kế hoạch tài chính
Với tài chính, bạn cần chia nhỏ các mục ra để kiểm soát dễ dàng. Chủ cửa hàng nên tham khảo các bên cung cấp máy móc, thiết bị nguyên vật liệu để ước lượng chi phí. Dưới đây là sơ qua các nhóm chi phí mà bạn phải chuẩn bị.
- Máy móc và thiết bị pha chế: 65.000.000 đồng
- Mặt bằng: 20.000.000 đồng
- Nguyên vật liệu pha chế: 50.000.000 đồng/ tháng cho tháng đầu tiên
- Phần mềm bán hàng, quản lý cửa hàng: 15.000.000 đồng
- Marketing: 20.000.0000 đồng/ tháng
- Nhân sự: 35.000.000 đồng
Nhà cung cấp
- Máy móc: Mua trực tiếp tại các cửa hàng điện máy hoặc các bên chuyên cung cấp sản phẩm cho pha chế.
- Phần mềm quản lý: Sử dụng phần mềm bán hàng KiotViet
- Nguyên vật liệu: Lựa chọn tại các chợ đầu mối.
Nhân sự
Chủ quán sẽ phải xác định xem cần những nhân viên nào. Với một quán cafe mới mở, nhân sự chỉ cần khoảng 5 người gồm có:
- Nhân viên pha chế: 2 người. Mỗi người có kinh nghiệm ít nhất 1 năm, có bằng pha chế là một điểm cộng.
- Nhân viên phục vụ: 2 nhân viên. Có kinh nghiệm là một điểm cộng.
- Nhân viên bảo vệ: 1 người. Yêu cầu là nam giới, độ tuổi trẻ là một điểm cộng.
Ngoài ra, chủ cửa hàng sẽ cụ thể hóa các yêu cầu về nhân viên mới và xây dựng một quy trình làm việc, chăm sóc khách hàng. Thậm chí bạn sẽ có bộ quy tắc ứng xử đối với nhân viên và giáo trình đào tạo trước khi vào làm.
Kế hoạch Marketing
Sử dụng chủ yếu là hình thích Marketing online trên mạng xã hội. Lập tài khoản trên Facebook và Instagram và đăng các nội dung trên đó. Các nội dung chủ yếu là về hình ảnh, video món ăn và không gian quán. Ngoài ra, chủ quán sẽ thuê người đăng bài trên các nhóm “review” trên Facebook để thu hút nhiều khách hàng hơn. Riêng với chạy quảng cáo, chủ cửa hàng sẽ chạy với chi phí nhỏ và kiểm tra thử xem liệu có hiệu quả hay không. Sau khi có nguồn vốn sẽ đầu tư mở rộng.
Trên đây là các bước để mở quán cafe. Nếu bạn có mong muốn xây dựng một quán cafe cho riêng mình mà chưa biết tìm được đơn vị thiết kế uy tín, chất lượng. Trang trí quán cafe UNIK có thể sẽ là lựa chọn hoàn hảo giúp bạn thực hiện giấc mơ này.
Về chúng tôi
Công ty TNHH không gian sáng tạo UNIK Việt Nam là công ty chuyên Tư vấn – Thiết kế – Lắp Đặt cung cấp các sản phẩm nội ngoại thất, thi công hoàn thiện công trình cafe. Nơi hội tụ những Kiến trúc sư, kỹ sư có kinh nghiệm làm việc với chữ Tâm – Tín.
TẠI SAO NÊN CHỌN UNIK
👉 Sử dụng công nghệ 360 vào trong thiết kế hình dung 4 chiều
👉 Hỗ trợ tư vấn chiến lược 6 tháng sau khi khai trương. Cam kết không thể thất bại nếu làm theo UNIK
👉Tặng 10% khi khách hàng chọn bất kể phần mềm quản lý quán nào , 30% khóa học pha chế , 30% khóa setup bar
👉Nhượng quyền 0 Đồng
“MIỄN PHÍ LÊN THIẾT KẾ NỘI THẤT CAFE, ĐỒNG Ý MỚI KÍ HỢP ĐỒNG”
Tặng phần quà trị giá 10 triệu khi kí hợp đồng thiết kế hoặc thi công .
Liên hệ ngay UNIK để được tư vấn thiết kế quán cà phê sáng tạo: 0984 909119
❌❌❌ Tặng ngay chuỗi video “Bí quyết kinh doanh cafe” MIỄN PHÍ cho 99 người đầu tiên.
>>> Xem thêm một số mẫu thiết kế quán cafe đẹp
các lợi thế
70 %
chi phí thiết kếCam kết thành công - Giúp khách hàng kinh doanh 1 cách thành công bằng các kiến thức và tài liệu chúng tôi cung cấp .
Thi công chuyên nghiệp - Các sản phẩm được dập khuôn và sản xuất hàng loạt để có chi phí thấp nhất
Hỗ trợ sau thi công - Hỗ trợ khách hàng bằng các chương trình đào tạo , định hướng kinh doanh và hỗ trợ phát triển cửa hàng.
Tặng các phần quà giá trị - Sau khi kết thúc việc thiết kế thi công khách hàng sẽ được tặng các phần quà đặc biệt trị giá không nhỏ ít nhất 10 triệu - 35 triệu
gửi câu hỏi
các câu hỏi đã trả lời
Quán cà phê theo phong cách hiện đại. Một số phong cách hiện đại được ưa chuộng nhiều nhất
Thiết kế quán cà phê theo phong cách nhà ống
Thiết kế quán cafe đơn giản sân vườn ecopark nhưng đủ hút khách nườm nượp